HomeKiếm tiền CryptoTin Crypto**QUY TRÌNH CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH ĐỂ VÀO LỆNH

**QUY TRÌNH CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH ĐỂ VÀO LỆNH

**Chào anh chị em, lần trước lên bài onchain thì có nhiều người khá thắc mắc là không biết nên tối ưu hoá thông tin onchain về việc cá mập gom một đồng coin như thế nào? Hay nhiều người nói là check thấy cá mập gom nhưng lại hỏi tại sao nó lại không bay? Hoặc là chỉ vì do các yếu tố khác như BTC không ủng hộ dẫn tới vào lệnh dính stoploss rồi coin mới bay mạnh nên rất là cay cú. Vì thế, bài này sẽ trình bày cho mọi người các bước mà mình setup một lệnh hoàn chỉnh như thế nào.

Quá trình PHÂN TÍCH bao gồm:
* **Nhận xét tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại.**
* **Phân tích hướng đi của BTC sắp tới.**
* **Tìm hiểu các trends, các dòng tiền nổi bật đang được đổ vào.**
* **Phân tích kỹ thuật.**
* **Dùng onchain để xác nhận mua bán.**
* **Ghi chép lại lịch sử giao dịch và quản lý vốn.**

————-

**Bước 1, Nhận xét tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại.**

Thị trường cryptocurrency là một phần của thị trường tài chính nên mọi người cần hiểu về cách vận hành của thị trường tài chính, các yếu tố chính trị, kinh tế vĩ mô tác động lên thị trường tài chính. Đầu tiên là nhận xét về tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại nếu ổn thì mình sẽ qua bước tiếp theo, bởi vì crypto cũng giống như các thị trường tài chính khác đều chịu sự ảnh hưởng của tình hình kinh tế vĩ mô. Các yếu tố về kinh tế như: Lạm phát (CPI), Non-Farm (tỷ lệ thất nghiệp), tin tức core PCE, GDP các quý,… Tuy nhiên thực tế cái chúng ta cần đánh giá là thông qua các thông số trên thì phân tích xem liệu FED có tiếp tục tăng hay giảm lãi suất.
Nếu như mọi người chưa biết phân tích hoặc chưa có kiến thức về kinh tế vĩ mô có thể xem lại video này của bạn Nguyễn Sĩ Khoa [https://www.facebook.com/lynkeenguyen/videos/6608079145886768
](https://www.facebook.com/lynkeenguyen/videos/6608079145886768)Có 3 thứ về kinh tế vĩ mô mọi người nên tìm hiểu:
– Lãi Suất FED (dòng tiền chính phủ Mỹ bơm – hút vào nền kinh tế thế giới) chỉ chơi crypto thì hiểu rõ bản chất vấn đề này là đủ rồi.
– Lãi Suất Trái Phiếu Chính Phủ Mỹ (dòng tiền các siêu tài phiệt bơm – hút vào nền kinh tế thế giới)
-Quy Luật Tạo Lập Giá Của Nhà Cái (công thức P = M/Q)
hiểu và áp dụng được 3 cái này là đủ áp dụng cho mọi vấn đề cơ bản của các thị trường tài chính khác rồi.

**Bước 2, Phân tích hướng đi của BTC sắp tới**.

Nếu nền kinh tế vĩ mô là đầu tàu của mọi nền tài chính nói chung bao gồm crypto nói riêng thì BTC là đầu tàu của thị trường crypto. Chúng ta đều biết rằng dòng tiền sẽ được luân chuyển giữa BTC – Altcoin – FIAT.** **Nếu tình hình BTC không ủng hộ thì chúng ta sẽ không vào lệnh. Chúng ta đều biết rằng BTC giảm nhẹ thì Altcoin giảm mạnh, BTC giảm mạnh thì Altcoin sẽ về lòng đất. Vì vậy, nếu không phân tích BTC thì chắc chắn chúng ta sẽ không thể nào tối ưu hoá lợi nhuận và tránh việc thua lỗ được. Dĩ nhiên sẽ có một vài đồng coin bay ngược thị trường, nhưng để tìm được những đồng coin như vậy thì rất là khó. Nếu BTC tích cực, có sóng và đang có đợt tăng trưởng thì mọi người có thể qua bước tiếp theo.

**Bước 3, Tìm hiểu các trends, narrative các dòng tiền nổi bật đang được đổ vào.**

Trong thị trường có rất rất nhiều đồng coin nếu như chúng ta không đi theo những đồng coin đang có dòng tiền đổ vào thì dĩ nhiên lợi nhuận sẽ không cao, có nghĩa là trong một đợt tăng trưởng của toàn thị trường thì sẽ có con tăng mạnh và tăng ít, thậm chí không tăng mà còn giảm nữa. Ví dụ như đợt vừa rồi khi BTC tăng lên từ 17k-24k như mới đợt vừa mới đây thì hầu hết sẽ có những con x2 nhưng mà nếu có dòng tiền, có trends đổ vào thì x5-x10, chắc hẳn chúng ta đều muốn tìm và mua đúng những con như thế đúng không? Vì vậy nắm bắt trends và bơi theo dòng tiền là điều rất quan trọng!
⇨ Về cách tìm hiểu trends, narrative và nắm bắt dòng tiền đổ vào đâu hay hệ sinh thái cụ thể nào thì đã có 2 bài viết cực kỳ chi tiết của 2 bạn Lê Kỷ và Cao Pham Chi đã nêu rất rõ ở đây rồi nên mình ghi trình bày nữa, mọi người có thể xem lại nhé:
[https://www.facebook.com/photo/?fbid=1970888686581964&set=gm.499933975620319&idorvanity=356350989978619](https://www.facebook.com/photo/?fbid=1970888686581964&set=gm.499933975620319&idorvanity=356350989978619)

[https://www.facebook.com/groups/ryanvanhungnguoiban/permalink/490818196531897/](https://www.facebook.com/groups/ryanvanhungnguoiban/permalink/490818196531897/)

**Bước 4, Dùng Onchain xác nhận việc mua/ bán**

Sau khi đã xác nhận được trends và nhận định về tình hình chung như các bước trên đã ổn, đã tìm được đồng coin ưng ý để vào lệnh thì chúng ta sẽ quan sát xem động thái của các tay to, cá mập những nhà tạo lập thị trường như thế nào bằng onchain như thế nào. Có 2 cách đơn giản để xem xét xem liệu đồng coin mình đang đầu tư có cá mập gom không?
* Cách 1: Vào Chainscan có đồng token chạy trên nền tảng đó, 2 chainscan chính là bscscan và ethscan gõ tên đồng token muốn tìm những ví cá nhân, ví quỹ đang nắm giữ phần lớn vào mục Analytic để xem.
* Cách 2: Vào Watchers.Pro vào mục “Token Explorer” gõ tên đồng token muốn tìm vào mục “Holder Analysis” và tìm đọc các thông số ở đó, nếu số lượng holder tăng lên thì chứng tỏ nhiều đang có xu hướng mua vào đồng coin đó.

Nếu mọi người muốn an toàn và theo dõi đồng động thái mua bán của một đồng coin thì mình khuyến khích sử dụng **Depocket** để theo dõi và cảnh báo khi có lượng lớn đồng coin cá mập mình theo dõi bán ra, trong group thì cũng khá nhiều bài viết của mình với các bạn khác hướng dẫn sử dụng rồi.

**Bước 5, Phân tích kỹ thuật.**

Tiếp theo chúng ta sẽ phân tích chart biểu đồ của đồng coin chúng ta muốn mua, dùng phân tích kỹ thuật để xác định entry và take profit. Thông thường thì mình sẽ tìm điểm vào ở các mốc hỗ trợ ở khung thời gian H1,H4 và tìm điểm chốt lời ở các mốc khung lớn như D, W. Tuy nhiên cũng tùy vào tình hình thị trường. Nếu thị trường xấu, BTC không ủng hộ thì mình sẽ chốt dưới mức kỳ vọng hoặc nếu BTC ủng hộ, dự án có trends + độ FOMO thì mình sẽ xem xét nâng mức TP. Trong quá trình giữ lệnh, nếu thấy ổn thì mình sẽ DCA tăng giá theo sự điều chỉnh của BTC, tức là khi BTC điều chỉnh giảm về các mức hỗ trợ động (EMA) thì mình mua vào altcoin bởi vì altcoin chạy theo BTC, khi BTC chỉnh giảm về EMA thì có thể altcoin giảm và thủng luôn EMA rồi mới tăng tiếp vì thế thường mình sẽ DCA tăng giá theo BTC.

**Bước 6, Ghi chép lại lịch sử giao dịch, quản lý vốn và các vấn đề liên quan khác.**

Cuối cùng và cũng không kém phần quan trọng, đó là ghi chép lại lịch sử của đồng coin mình đã mua bởi vì chúng ta sẽ không đảm bảo lệnh chúng ta vào, đồng coin chúng ta mua có lời cả, ghi chép để phân tích lại vì sao chúng ta mất tiền, vì sao chúng ta thắng cái lệnh đó?. Chúng ta nên học hỏi từ quá khứ để chuẩn bị tương lai. Mặc dù thị trường không có trí nhớ nhưng nó vận hành bởi con người mà tâm lý con người từ xưa không thay đổi chỉ là cách thức nó khác đi mà thôi.
Lịch sử giao dịch sẽ bao gồm các mục sau:
– Thời điểm vào lệnh (giờ/ ngày/ năm)

– Mức giá vào lệnh, TP đến đâu, STL ở đâu?

– Volume vào lệnh, tỷ lệ vốn trade và hold

– Lý do tại sao vào lệnh ( quan trọng )

– Lý do và thời điểm đóng lệnh

– Kết quả: lời hay lỗ, cụ thể bao nhiêu?

– Ghi chú: trình bày các vấn đề phát sinh liên quan
Cái này mn trên tạo một cái Google Sheet để tiện quản lý nhé (mình sẽ để form ở đây mn có thể copy và tham khảo)
[https://docs.google.com/spreadsheets/d/1MA_HpQ71nY_ucWNgbwcP9ellO6eFrqezTP4FlbTy6oE/edit?usp=sharing](https://docs.google.com/spreadsheets/d/1MA_HpQ71nY_ucWNgbwcP9ellO6eFrqezTP4FlbTy6oE/edit?usp=sharing)

Còn cách quản lý vốn thì trong group số vốn mỗi người một khác nên mình cũng không biết nên trình bày ra sao để phù hợp cụ thể từng người như thế nào, nói chung là mình có một lời khuyên là quản lý vốn chính là tấm khiên cuối cùng bảo vệ tài khoản mọi người trước những cơn bão lớn của thị trường. PTCB tốt thì giúp chúng ta tìm được dự án xịn nhưng dự án có tốt đến mấy thì cũng sẽ có lúc pump dump ai rồi cũng đến lúc chốt lời. PTKT tốt nhưng sẽ có những lúc MM vẽ chart ko thể phân tích được hoặc không như ý. PT Onchain là nguồn thông tin dữ liệu mà MM muốn chúng ta thấy nên sẽ có lúc đúng có lúc sai bởi vì tin tức là dạng thông tin được điều tiết bởi nhà cái. Vậy nên dù cho thế nào thì quản lý vốn tốt thì mới có thể giúp mn vượt qua được những biến động của thị trường. Không có quản lý vốn thì dù có giỏi PT kiểu nào đi nữa thì cuối cùng vẫn thua lỗ.
***Đi đến bước này thì mọi thứ ổn áp và ok rồi. Cảm ơn mn đã đọc, mình nghĩ là chỉ cần mn làm theo thứ tự các bước này trước khi xuống tiền thì gần như sẽ rất khó có thể thua lỗ kể cả có thua lỗ thì cái chúng ta học được từ những sai lầm đó thì tính ra vẫn là một món hời.***

Nguồn: Ryan Và Những Người Bạn – Phan Đạt

Bài mới nhất

Nên đọc

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here