HomeKiếm tiền CryptoTin CryptoNên làm gì khi thị trường điều chỉnh??

Nên làm gì khi thị trường điều chỉnh??

> Điều chỉnh giá xuất hiện thường xuyên trên các thị trường tài chính đó là điều tất yếu, đặc biệt là đối với crypto thì việc điều chỉnh nó còn biến động nhiều hơn nữa. Chẳng hạn như những ngày vừa qua, thị trường đã xuất hiện điều chỉnh giá từ 24k -> 20k làm cho nhiều người khá thắc mắc là: Đợt điều chỉnh này sẽ kéo dài cho đến lúc nào? Nên và không nên làm gì trong lúc này? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng thảo luận về điều chỉnh giá thị trường là gì, điều gì sẽ xảy ra trong quá trình điều chỉnh và nên làm gì để chuẩn bị cho điều đó?
## **I/ Điều chỉnh giá thị trường là gì?**

Điều chỉnh giá thị trường là sự sụt giảm ≥ 10% giá của thị trường tài chính và với BTC là đầu tàu. Điều chỉnh giá có thể kéo dài trong bất kỳ khoảng thời gian nào, từ vài giờ đến vài ngày, thậm chí còn lâu hơn thế! Các đợt điều chỉnh giá thường được xảy ra khi thị trường đã tăng trưởng trong thời gian dài hoặc là không thể phá qua các mốc kháng cự dẫn tới retest lại các mốc hỗ trợ ở dưới tuỳ vào hỗ trợ mạnh hay yếu mà thị trường có thể điều chỉnh sâu hơn.
## **II/ Một đợt điều chỉnh có thể kéo dài trong bao lâu?**

Điều chỉnh giá có thể kéo dài trong bất kỳ khoảng thời gian nào, từ vài phút, vài giờ đến vài tháng và vài năm. Sau cùng, cái ta quan tâm là giá chỉ điều chỉnh hay giảm luôn hơn và khi nào nó tăng trở lại thay vì thời gian điều chỉnh trong bao lâu . Vì các điều chỉnh giá xảy ra tương đối không quá mạnh, thời lượng của chúng có xu hướng tương đối ngắn. Không có gì lạ khi các thị trường crypto trải qua biến động từ 10% trở lên trong một tuần (và đôi khi chỉ trong một ngày!). Chúng ta sẽ không biết chắc chắn thời điểm điều chỉnh giá kết thúc cho đến khi giá đạt mức cao mới. Tuy nhiên có thể xác định được một phần nào đó nhờ kết hợp phân tích kỹ thuật và phân tích tâm lý đám đông.
## **III/ Nên làm gì trong giai đoạn điều chỉnh?**

**3.1. Tuyệt đối không được “bắt dao rơi”**

Nhiều người có tâm lý “liều ăn nhiều” thường những lúc điều chỉnh họ lại canh bắt đáy trong future là cháy tài khoản.** **Lao vào mua đáy của thị trường crypto trong một đợt điều chỉnh có vẻ là một ý tưởng hay, nhưng rất khó xác định thời điểm bật lại thị trường một cách chính xác bởi vì rất có thể “đáy hôm nay chính là đỉnh ngày mai”. Hơn nữa, mua ở đáy không phải là cách chắc chắn để kiếm lợi nhuận! Ngay cả khi mua được ở mức đáy chính xác, không có gì đảm bảo rằng thị trường sẽ ngay lập tức phục hồi và bắt đầu tăng trở lại. Vì thế, đừng bao giờ cố gắng lao vào bắt đáy nó giống như việc bạn lao vào cản một con tàu đang chạy vậy.

**3.2. Xác định lại vị thế đầu tư**
Bạn là trader hay là holder? Nếu bạn là trader thì chắc chắn bạn sẽ ảnh hưởng tâm lý khá nhiều vì thế để hạn chế được những tác động này thì sau khi có một số vốn nhất định, mọi người nên sử dụng phần lớn vốn để làm holder, chỉ buy & hold và dành một phần nhỏ để trade ngắn hạn thôi. Với vị thế là holder thì mỗi lúc thị trường giảm thì đó chính là cơ hội để có vị thế đẹp hơn và gia tăng giá trị tài sản.

**3.3. Tránh bán tháo
**Như đã nói ở trên khi đã xác định tâm lý đã là holder thì nên tránh đó là bán tháo một cách ồ ạt. Bán đồng coin của bạn trong lúc thị trường đi xuống có vẻ là điều hợp lý, nhưng nó thể khiến mọi người thua lỗ khi thị trường phục hồi trở lại vì rất có thể bạn đã bán ngay đáy. Hãy xem xét lại các danh mục đầu tư, từ đó hãy cắt lỗ như kế hoạch đã đề ra lúc trước chứ đừng bán tháo một cách hoảng loạn. Khi thị trường điều chỉnh, điều quan trọng là phải giữ bình tĩnh và tránh đưa ra quyết định vội vàng bởi cảm xúc mà thị trường mang lại.

**3.4. Phân tích lại danh mục đầu tư của bạn
**Trong thời gian thị trường điều chỉnh, hãy dành chút thời gian để xem xét các khoản đầu tư của bạn và đánh giá xem chúng đã hoạt động như thế nào? Tìm kiếm bất kỳ rủi ro tiềm ẩn và đánh giá lại chúng. Ví dụ: Nếu bạn có một danh mục đầu tư tập trung nhiều vào các altcoin, thì bạn có thể dễ bị giảm giá đáng kể hơn so với người có danh mục đầu tư đa dạng hơn. Xác định những rủi ro và xem xét lại danh mục của mình có thể giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt hơn về các khoản đầu tư của mình.

**3.5. Cân nhắc đa dạng hóa danh mục
**Một cách để giảm tác động của sự điều chỉnh thị trường là đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn. Cân nhắc đầu tư vào các đồng coin khác nhau, chẳng hạn như BTC, ETH hoặc altcoin. Đa dạng hóa có thể giúp bạn phân tán rủi ro của mình trên các tài sản khác nhau và giảm thiểu tổn thất tiềm ẩn trong quá trình điều chỉnh thị trường.

**3.6. Đánh giá lại khả năng chịu thua lỗ
**Sự điều chỉnh của thị trường có thể gây ra tâm lý hoảng loạn và lo sợ. Nhưng sự điều chỉnh này là tất yếu, nó phải diễn ra nếu như thị trường muốn tiếp tục tăng trưởng bền vững. Nếu bạn không thoải mái hoặc cảm thấy lo sợ với mỗi lần thị trường điều chỉnh thì hãy cân nhắc tái cân bằng danh mục hoặc giảm khoản đầu tư với các dự án có rủi ro cao. Tuy nhiên, nếu số vốn của bạn có mức độ chấp nhận rủi ro cao và thời hạn đầu tư dài hạn, bạn có thể thoải mái nắm giữ các khoản đầu tư của mình trong thời gian điều chỉnh.

**3.7. Cập nhật thông tin
**Luôn cập nhật tin tức và các sự kiện diễn ra khi thị trường điều chỉnh, bởi vì có thể một số tin tức ảnh hưởng mạnh đến thị trường và tác động mạnh đến những đồng coin mà bạn hold. Ngoài ra điều này có thể giúp chúng ta đưa ra quyết định đúng đắn và phản ứng với bất kỳ thay đổi nào trên thị trường. Ví dụ như vụ Fud depeg mới đây của USDC thì bạn nên điều chỉnh danh mục đầu tư của mình cho phù hợp.

**3.8. Cố gắng để dành 1 khoản stablecoin dự trữ**

Cuối cùng, điều quan trọng mà hầu như ít ai làm được đó là *phải để dành một phần cash hoặc stablecoin để đảm bảo dòng tiền linh động* và chuẩn bị cho những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Nếu thị trường sập hẳn luôn thì đây là dòng tiền sẽ cứu sống bản thân! Dòng tiền này là quỹ dự phòng và quỹ này nên đủ để bạn xoay sở ít nhất là 4-6 tháng.
## **IV/ Nếu Thị Trường Vẫn Tiếp Tục Rớt Giá Thì Sao?**

Giảm giá trên thị trường crypto là điều phổ biến và bình thường. Nếu thị trường đang sụp giá, điều tốt nhất bạn có thể làm là giữ bình tĩnh và quan sát đề ra cho các plan, nếu giảm điều chỉnh thì thế nào, nếu giảm luôn thì thế nào? Nếu bạn đã có kế hoạch chuẩn bị cho các kịch bản có thể xảy ra , thì hãy thực hiện kế hoạch đó.
Nếu bạn không có kế hoạch và cảm thấy bản thân trở nên dễ bị áp lực về tâm lý hơn khi giá đang giảm mạnh thì tốt nhất bạn nên ngừng lại và xem xét bản thân. Còn nếu lỡ tiếp tục mà không có kế hoạch cho những trường hợp khác nhau thì lần sau nên rút kinh nghiệm. Tóm lại, khi thua lỗ, hãy học hỏi từ nó.

**KẾT LUẬN:
**Điều chỉnh là một phần tự nhiên và tất yếu của mọi thị trường tài chính. Các điều chỉnh này là cần thiết để đưa định giá trở lại phù hợp với mức trung bình dài hạn và để tiếp tục xu hướng tăng trưởng của nó. Nếu bạn thấy mình chưa chuẩn bị cho các đợt điều chỉnh thì đừng quá hoảng sợ. Bởi vì đoàn tàu nào rồi cũng có điểm dừng mà thôi. Hãy chờ sự phục hồi và xem xét lại để có thể chuẩn bị tốt hơn cho đợt tiếp theo!!

Nguồn: Ryan Và Những Người Bạn – Rb Nguyen

Bài mới nhất

Nên đọc

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here